Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

ĐÒN, THẾ, CHIÊU, THỨC

BÀI TẬP
  1. Chị (anh) xem ảnh số (7), (8), giải thích và đặt tên cho động tác này (bằng tiếng Việt)
  2. Mô tả và so sánh ảnh (2) và (6) 
  3. Đặt một số tên cho động tác ở ảnh (3) và mô tả diễn biến động tác theo từng tên đó.
  4. Đặt một số tên cho động tác ở ảnh (1) và mô tả diễn biến động tác theo từng tên đó.

ĐÒN: 
Danh từ chỉ kiểu dùng một bộ phận thân thể để đánh trực tiếp vào thân đối phương. Tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa "đòn" với những cách khác nhau: thụi (tới trước), thúc (về sau, ra ngoài), gõ, đập (xuống), chặt (xuống), chém (xuống, vào, ra, xéo), vớt (lên), nện (xuống), dộng (xuống), tát (vào), vung (ra), cắm (xuống), chọc (trước, sau), xỉa, bóp, siết, khóa, vỗ, điểm, móc, quét, dậm, chấn,...

Đòn có tên bằng tiếng Việt, phiên âm (Hán - Việt; Nhật, Hàn,...tùy gốc võ phái)

THẾ:
Trong 30 chữ có âm Hán Việt là "thế", chỉ  1 chữ liên quan "thế võ" đó là 势. 
Chữ này có các nghĩa:

Thế lực, quyền lực, sức mạnh (“hỏa thế” 火勢 sức mạnh của lửa, “thủy thế” 水勢 sức của nước, “phong thế” 風勢 sức của gió)
thủ thế  手勢 dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, thủ pháp đánh đàn - (khác với thế thủ)
姿勢 Tư thế, dáng điệu, dáng bộ, v.v.

Nghĩa chính ở đây là "tư thế, dáng bộ" và chữ này dùng khi:
  1. Tả (một) đòn cần có tên đòn (mô tả động tác, dáng điệu, bộ dáng khi ra đòn) nhằm giúp người đọc tên đòn, đọc bài thiệu, sắp đi quyền sẽ diễn quyền (ra đòn) đúng tư thế, đúng thái độ, đúng tinh thần (tâm thế, tâm pháp) như tác giả yêu cầu. Ví dụ:  gọi tên đòn là "đấm lao" sẽ khó giải thích là "lao vào - từ phía trước, từ bên trái, từ bên phải" hay "lao xuống"; nếu tên đòn là "đấm lao xuống hoặc "điểu qui sào" (chim về tổ) sẽ giúp người tự tập hiểu là "lao (từ trên) xuống" như con chim đáp xuống tổ của nó. Điều này càng dễ nhận ra nếu học đòn theo hình (vẽ) hoặc ảnh (chụp) -  Ví dụ: ngắm 1 tấm ảnh ghi tên đòn là "đánh bật - gõ" sẽ nhầm với đòn "múc cao", nhưng nếu tên đòn ghi là "đả bích quyền" (gõ nắm đấm vào tường) thì cái "thế - tư thế, bộ dáng" đòn này rõ ràng hơn.




(1)




(2)








(3)


(4)




(5)





(6)


(7)




(8)




  1. Đặt tên, ghi tên (một) đòn - để nêu  tư thế, thái độ (bên ngoài), tinh thần (bên trong - tâm thế, tâm pháp); khi cùng hiểu cách ra đòn thì có thể dùng chung tên đòn và tên thế - dùng tên (một) thế, chiêu để chỉ (một) đòn và ngược lại.
  2. Tên thế không chỉ để chỉ 1 bộ phận ra đòn (nắm đấm, cạnh bàn tay, cùi chỏ,...) mà còn nêu các yêu cầu liên quan. Vĩ dụ tên thế "ô nga triển dực" (ngỗng ác đập cánh) gồm các yêu cầu: "triển dực" = đập cánh vào = đánh chỏ vào (mặt); chữ ô 惡 (dữ, ác, độc, giận) không chỉ nói đến sự ác dữ mà còn nêu một yêu cầu khi tung đòn (chỏ vào trên mặt) này là kèm động tác cài (móc dưới gót chân) để chặn bước lùi của đối thủ - yêu cầu của "ô nga triển dực" là phía bị đòn sẽ ngã ngữa đập gáy xuống đất. Nếu chỉ ghi gọn là "uýnh chỏ" thì chưa rõ yêu cầu, ghi đủ "chỏ vào mặt có cài gót chân" vừa dài vừa kém thi vị.
  3. Tên thế có thể không để chỉ đòn (đánh) mà còn để ghi bộ pháp, tư thế, dáng vẻ, không chỉ riêng rời mà có thể ghép vào câu thiệu bài quyền (như câu thiệu thứ 7 của Lão Mai quyền gồm "Lão hầu [hồi], thối tọa, liên ba biến"). Việc diễn giải khi diễn thiệu, phân thế còn nhiều điều thú vị (như "Lão hồi, thối tọa, liên ba biến" được giải thích "Lão già trở về, lui lại ngồi xuống, hoa sen tàn" hoặc "Khỉ già núp lóng một khi. Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên"; giải "Lão già" hay "Khỉ già" có thể chấp nhận, bảo "núp lóng = ngồi xuống" cũng có thể chấp nhận, nhưng cho "liên ban biến" vừa có dáng "vụt chồm như sóng đánh lên" vừa có phong thái "búp sen tàn"là chưa rõ ràng.
  4. Ghi NGHĨA là để diễn Ý- không nhất thiết xài phiên âm Hán Việt; tuy nhiên giữa tên thế võ là "đấm bật vào tường", "chim bay về tổ",...so với "điểu quy sào", "đả bích quyền" cũng khác nhau về thanh điệu - một trong những tiêu chí về cái đẹp của thuật ngữ, cụm từ.
CHIÊU 
招 đòn, thế (võ). Tuyệt chiêu .


THỨC
式 phép tắc, cách thức




  










CHỐNG ĐẨY (HÍT ĐẤT)

















Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

SINH VIÊN LÀ...




Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

QUY CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN: 





SỔ TAY SINH VIÊN: 





CẤM 

Bộ Giáo dục quy định cấm sinh viên không được làm 10  điều sau:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thê nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.



2. Gian lận trong học tập, kiểm tra. thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập. trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nẹhiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.



3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học.



4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội. gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội.



5. Tổ chức hoặc tham gia đua xe. cổ vũ đua xe trái phép.



6. Tổ chức hoặc tham sia đánh bạc dưới mọi hình thức.



7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng ừữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ. các chất ma tuý, các loại dược phẩm., hoá chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham ria, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt độns tôn giáo trong cơ sở siáo dục đại học và các hành vi vi phạm đạo đức khác.



8. Thành lập. tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa cơ sở giáo dục đại học khi chưa được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học cho phép.




9. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.





VÕ LÂM - HỌC HẢI VÔ NHAI

BÀI TẬP (Học kỳ 3 - Bộ môn Vovinam)
  1. Từ 8 tiêu chí một website (*), chọn 2 website (võ Việt, ngoại) và viết bài đánh giá 
  2. Chị (anh) liệt kê những tiện ích của website trong quảng bá võ thuật.
_________________________________________________
(*) https://bigweb.com.vn/tong-hop-8-tieu-chi-danh-gia-mot-website-chuyen-nghiep-a402.html



  1. AIKIDO https://www.facebook.com/kienthucaikido
1)      http://aikidojournal.com/
2)      https://www.aikibudo.com/
3)      http://www.aikijujitsu.com/
4)      https://hapkido.com/
  1. JUDO https://www.facebook.com/Trangjudo/
1)      http://www.judo.com/
2)      https://jiujitsu.com/
  1. KARATE-DO https://www.facebook.com/Kienthuckaratedo/
1)      http://www.gojukarate.com/
2)      https://www.cuongnhu.com/
  1. KICKBOXING http://www.classickickboxing.com/
  2. KUNGFU http://www.wrightskungfu.com/
  3. MMA https://www.mmafighting.com/
  4. SAVATE http://www.savate.com/
  5. TAEKWONDO https://www.facebook.com/kienthuctkd/
1)      https://www.taekwondoitf.org/
2)      http://www.worldtaekwondo.org/
  1. VÕ KHÍ https://www.facebook.com/kienthucbinhkhi/
1)      KENDO http://kendo.com/
2)      NHỊ KHÚC CÔN http://www.totalnunchaku.com/
3)      ĐỨC NAM NHỊ KHÚC http://ducnamnhikhuccon.com/
  1. VÕ THUẬT https://www.facebook.com/trangKTVT/
  2. VOVINAM https://www.facebook.com/kienthucvovinamvietvodao/
  3. WUSHU http://www.wushu.com/


Võ sư VOVINAM Châu Minh Hay - người kiên trì chia sẻ kiến thức Việt Võ Đạo


Võ sư  Bác sĩ  Đặng Công Hùng (Vũ Nguyên) 
luôn nhiệt tình giới thiệu kiến thức võ học


Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

5 KỸ THUẬT CƠ BẢN

BÀI TẬP
(từ "youtube + những gì đã học" - SV làm các bài tập sau)
  1. Theo chị (anh), mỗi kỹ thuật cơ bản (bài này) nên có những động tác phụ nào ?
  2. Trình bày sự cần thiết của từng động tác (phụ)..
  3. Khi hướng dẫn cho người mới tập, với từng kỹ thuật cơ bản, chị (anh) sẽ tách thành bao nhiêu bước (step - kèm số đếm) 
  4. Trình bày sự cần thiết của từng step.. 





CHIẾN LƯỢC TỪ 1 - 10



VỆ TRUYỀN THUYẾT VỊ TỔ SƯ VÕ THIẾU LÂM





 .

SỰ THẬT VỀ TRUYỀN THUYẾT 
BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA LÀ TỔ SƯ VÕ THIẾU LÂM 
.
Nguyễn Anh Vũ
.

Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.

Theo khảo chứng lịch sử thì suốt khoảng thời gian từ Thiên Khải năm thứ tư triều đại nhà Minh (năm 1624) đến Đạo Quang năm thứ hai triều đại nhà Thanh (năm 1822), Dịch cân kinh chỉ lưu truyền những bản chép tay. Đến Đạo Quang năm thứ ba mới có bản in rồi sau đó nhiều bản in khác nhau ùn ùn xuất hiện; nội dung của các bản cũng có nhiều chỗ sai biệt, nhưng đại để đều có hai bài tự, một bài đề tên Lý Tĩnh, là danh tướng đầu đời Đường, và một bài đề tên Ngưu Cao, là bộ hạ của danh tướng Nhạc Phi đời Nam Tống.

Bài tự ghi là của Lý Tĩnh viết: Đạt-ma diện bích chín năm ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn thì hóa, để lại một cái rương sắt, trong đó có hai bộ kinh thư, một là Dịch cân kinh, hai là Tẩy tủy kinh. Bộ Tẩy tủy kinh bị Tuệ Khả lấy đi, còn bộ Dịch cân kinh thì được các Tăng trong chùa phát dương quang đại. Nhưng các Tăng trong chùa “mỗi người đều diễn giải theo ý riêng mà luyện tập, biến thành bàng môn, rơi vào kỹ thuật, mất đi ý chỉ đúng đắn của việc tu chân. 

Đến nay Tăng nhân Thiếu Lâm chỉ lấy kỹ thuật quyền cước để nổi danh, cũng là học được một phần nhỏ của kinh này”. Đây chính là chỗ y cứ của thuyết cho rằng võ thuật Thiếu Lâm bắt nguồn từ Đạt- ma, và võ thuật Thiếu Lâm của người đời sau đều phát xuất từ Dịch cân kinh; đây cũng là chủ đề gợi hứng cho tiểu thuyết võ hiệp và điện ảnh võ thuật sau này.

Nhưng thực ra bài tự đề Lý Tĩnh viết là ngụy tạo. Đời Thanh, Lăng Đình Kham trong Hiệu Lễ Đường văn tập đã khảo chứng: Đời Đường, ngoại trừ khoảng thời gian từ niên hiệu Thiên Bảo thứ ba đến Kiền Nguyên nguyên niên là đổi chữ“niên” 年 thành chữ“tải” 載 (đều có nghĩa là năm), còn lại đều không viết chữ “tải”. Bài tự này đề: Đường Trinh Quang nhị tải xuân tam nguyệt (Đời Đường, tháng ba mùa xuân, Trinh Quang năm thứ hai), rõ ràng bài tự này là ngụy tạo. Kế đến, câu chuyện Cầu Diên Khách cũng chỉ là tiểu thuyết, không phải là lịch sử thật. Năm 1928, Từ Chấn trong cuốn Dịch cân kinh Tẩy tủy kinh khảo chứng còn đưa ra thêm các chứng cứ chứng tỏ đây là bài tự ngụy tạo:

Bài tự đề của Lý Tĩnh tự ký “Lý Tĩnh Dược Sư phủ tự” (李靖藥師甫序), căn cứ Cựu Đường thư ‧Lý Tĩnh truyện 舊唐書‧李靖傳, Lý Tĩnh vốn tên là Dược Sư, về sau mới đổi tên tự là Tĩnh, cho nên lúc viết bài tự không thể tự xưng là Lý Tĩnh Dược Sư phủ (phủ 甫 là tiếng tôn xưng người đàn ông).
Trong bài tự nói kinh này do Tăng nhân Thiên Trúc Bát-lạt-mật-đế dịch. “Từ Hồng Khách gặp Bát-lạt- mật-đế ở hải ngoại, được ông tặng cho bản kinh này; sau đó Từ Hồng Khách lại tặng cho Cầu Diên Khách…” mà sự tích Cầu Diên Khách là do đạo sĩ Đỗ Quang Đình tạo ra vào cuối đời Đường.
Bài tự viết rõ “Đường Trinh Quang nhị tải xuân tam nguyệt”, lúc này Lý Tĩnh đang nhậm chức Quan nội đạo hành quân đại tổng quản, với thân phận như vậy mà trong bài tự viết là“đây là lúc mình công thành thân thoái” thì không phù hợp.
Trong bài tự nói Bát-lạt-mật-đế dịch hai bộ kinh văn này vào đời Tùy. Bát-lạt-mật-đế đúng là nhân vật có thực, nhưng ông từng dịch Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm kinh vào thời Võ Tắc Thiên, đời Đường. Nếu vị Tăng nhân này đúng là có dịch hai bộ Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh thì lúc ông dịch bộ Thủ Lăng Nghiêm kinh ít nhất cũng đã hơn 120 tuổi.
Lời văn trong bài tự này không phải là ngôn ngữ của người đời Đường.

Những chứng cứ trên đều rất rõ ràng, đủ để phân biệt thật giả. Trên thực tế, đối với hai cuốn kinh này, muốn phân biệt thật giả không cần phải phí nhiều công sức để chứng minh như vậy. Bởi vì trong Phật điển, phàm gọi là “kinh”, ngoại trừ một số ít ngoại lệ như Duy-ma-cật kinh, Lục tổ đàn kinh, đại khái đều là lời Phật thuyết pháp. Những loại Phật điển gọi là “kinh”, kinh văn đều có hình thức cố định. 

Riêng hai cuốn Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh lại hoàn toàn không phù hợp với thể lệ quen thuộc của kinh điển Phật giáo, cho nên hai cuốn sách này chắc chắn không phải do Đạt-ma truyền lại, cũng không phải do Bát-lạt-mật-đế dịch; bản Thủ Lăng Nghiêm kinh do Bát-lạt-mật-đế dịch hiện vẫn còn, so sánh một chút về lối hành văn thì biết đây là ngụy thư của người đời Minh thác danh cho cổ nhân. Theo nghiên cứu của Đường Hào 唐豪, viết trong Thiếu Lâm Võ Đương khảo 少林武 當考, Dịch cân kinh 易筋經là tác phẩm của Tử Ngưng đạo nhân 紫凝道人, người đời Minh.

Đến đời Thanh, trong dân gian lưu truyền rất nhiều bản Dịch cân kinh khác nhau; trong đó có bản còn gọi là Dịch cân kinh thập nhị thế, gồm các thế như Vi Đà Hiến Chử, Hoành Đảm Hàng Ma Chử, Chưởng Thác Thiên Môn, Trích Tinh Hoán Đẩu, Đảo Duệ Cửu Ngưu Vĩ, Xuất Trảo Lượng, Cửu Quỷ Bạt Mã Đao Thế, Tam Bàn Lạc Địa, Thanh Long Thám Trảo, Ngọa Hổ Phốc Thực , Đả Cung Kích Cổ, Điệu Vĩ Dao Đầu. Thực ra các thế này đều không phải là chiêu thức võ công, mà là các tư thế đạo dẫn. Xem trọng “khí” là quan điểm của xu hướng võ thuật mới vào khoảng cuối đời Minh. Từ những động tác hình thể, kỹ thuật đòn thế, tốc độ và sức mạnh, các nhà võ thuật chuyển hướng sang chú trọng các kỹ thuật vận hành khí huyết bên trong, đây gọi là “Nội gia quyền”. Các công phu hướng vào bên trong (nội công) trở thành một xu thế quan trọng trong thời kỳ này. Dịch cân kinh chính là ví dụ minh chứng tốt nhất cho xu thế này. Sách này nói phương pháp luyện công của nó có thể khiến người ta có “cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay khác hẳn bình thường; lấy ý vận nó, sẽ cứng như sắt đá; khép các ngón tay có thể đâm xuyên bụng trâu, mép bàn tay có thể chặt đứt cổ trâu”. Hiệu năng này không phải là sức mạnh thông thường, mà là dựa vào “khí”; cho nên không phải là công phu “ngoại tráng” (làm cho bên ngoài mạnh mẽ), mà là công phu “nội tráng”(làm cho bên trong mạnh mẽ). Đây chính là mục đích luyện tập của Dịch cân kinh. • 
___________________________

Tham khảo: Đạt-ma Dịch cân kinh luận khảo – Cung Bằng Trình;
.
.
Cung Bằng Trình là nhà giáo dục nổi tiếng người Đài Loan, là hiệu trưởng sáng lập các trường Phật Quang đại học và Nam Hoa đại học tại Đài Loan. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 192 (Nguồn: Bài do Kim Trần gửi)

LÝ THUYẾT VÕ ĐẠO












I. THI LÊN CẤP NHẬP MÔN (Đai xanh đậm)
1. Câu hỏi 1: Vovinam – Việt Võ Đạo là gì? Do ai sáng lập?
- Đáp án: Vovinam là tên gọi tắt của 3 từ Võ Việt Nam để phân biệt với các võ phái khác và để cho người ngoại quốc dễ đọc, dễ nhớ.
Về nội dung Vovinam gồm có 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt võ thuật) và Võ đạo Việt nam (Việt võ đạo).
+ Vovinam do Cố Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938.
2. Câu hỏi 2: Mục đích của em khi tham gia tập luyện Vovinam?
- Đáp án: Ngoài các mục đích chung của việc tập luyện Vovinam như rèn luyện sức khỏe, tính kiên trì, tránh xa các tệ nạn xã hội, tự vệ khi cần thiết,… võ sinh căn cứ vào mục đích đi tập võ của mình để trả lời.
3. Câu hỏi 3: Vì sao còn gọi Vovinam là Việt võ Ðạo ?
- Đáp án: Còn gọi Vovinam là Việt Võ Ðạo vì:
a/ Về nội dung, Vovinam có hai phần:
– Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật)
– Võ Ðạo Việt Nam (Việt Võ Ðạo)
b/ Vovinam là gốc rễ, cội nguồn; còn Việt Võ Ðạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển. Vì vậy có thể gọi là Vovinam hay Việt Võ Ðạo đều được. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là Vovinam – Việt Võ Ðạo
4. Câu hỏi 4: Khi “Nghiêm lễ” Việt võ đạo sinh đặt bàn tay phải lên trái tim với ý nghĩa gì?
- Đáp án: Khi nghiêm lễ, Việt võ đạo sinh đặt tay phải lên trái tim với ý nghĩa bàn tay thép đặt trên trái tim từ ái, đức dũng đi đôi với lòng nhân, Võ thuật gắn liền với võ Ðạo. Việt võ đạo sinh chỉ được dùng võ để cảnh cáo, cảm hoá người chứ không phải để trừng phạt, trả thù người.
5. Câu hỏi 5: Có mấy điều sơ khởi cần ghi nhớ về kỷ luật võ đường (Câu lạc bộ)?
- Đáp án: Việt Võ Ðạo sinh cần ghi nhớ 3 điều sơ khởi sau đây về kỷ luật võ đường:
1. Ði tập đều đặn, đúng giờ. Ðến muộn phải báo lý do với Võ sư hoặc Huấn luyện viên phụ trách. Nghỉ tập phải xin phép.
2. Trong giờ tập phải chăm chỉ luyện tập, hoà nhã và giúp đỡ bạn bè.
3. Gặp người trên (võ sư hoặc huấn luyện viên) phải chào theo lối Nghiêm Lễ. Khi đến võ đường và trước khi ra về phải chào di ảnh cố võ sư sáng tổ môn phái.
II. THI LÊN CẤP LAM ĐAI I (Đai xanh đậm 1 vạch vàng)
1. Câu hỏi 1: Hiện nay Vovinam – Việt võ đạo đang sử dụng mấy màu đai?
- Đáp án: Hiện nay trong hệ thống đai của Vovinam – Việt võ đạo đang sử dụng 3 màu đai: Xanh, vàng, đỏ (Riêng đai màu trắng chỉ dành cho võ sư Chưởng môn. Kể từ sau khi võ sư Chưởng môn mất năm 2010 thì đai màu trắng không được sử dụng nữa nhưng vẫn còn trong hệ thống đai của môn phái).
2. Câu hỏi 2: Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? Việt võ đạo sinh tập võ để làm gì?
- Đáp án: Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. Việt võ đạo sinh tập võ cho thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ tổ quốc.
3. Câu hỏi 3:Việt võ đạo sinh được phép dùng võ trong trường hợp nào?
- Đáp án: Việt võ đạo sinh chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe doạ và bênh vực lẽ phải.
4. Câu hỏi 4: Hãy đọc điều tâm niệm thứ 1, 2?
- Điều tâm niệm số 1 :Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại .
– Điều tâm niệm số 2: . Việt võ đạo nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân, hiến ích.
5. Câu hỏi 5: Hãy đọc điều tâm niệm thứ 3, 4?
- Điều tâm niệm số 3: Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
- Điều tâm niệm số 4: Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
6. Câu hỏi 6: Hãy đọc điều tâm niệm thứ 5, 6?
- Điều tâm niệm số 5: Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
- Điều tâm niệm số 6: Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. Câu hỏi 7: Hãy đọc điều tâm niệm thứ 7, 8?
- Điều tâm niệm số 7: Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
- Điều tâm niệm số 8: Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực, tự thân, cầu tiến.
8. Câu hỏi 8: Hãy đọc điều tâm niệm thứ 9, 10?
- Điều tâm niệm số 9: Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
- Điều tâm niệm số 10: Việt võ đạo sinh tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
I. THI LÊN CẤP LAM ĐAI II (Đai xanh đậm 2 vạch vàng)
1. Câu hỏi 1: Cho biết Sáng tổ Nguyễn Lộc quê ở đâu? Sinh và mất ngày tháng năm nào?
- Đáp án: Cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày mùng 8 tháng 4 năm 1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội) và qua đời ngày mùng 4 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn (nay là T.P Hồ Chí Mình).
2. Câu hỏi 2: Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo ra sao?
- Đáp án: Quan niệm dụng võ của Việt võ Ðạo có 4 điểm:
a/ Không thượng đài
b/ Không gây lộn, không thử võ với mọi người hoặc môn phái khác.
c/ Ðể tự vệ
d/ Ðấu tranh cho lẽ phải .
3. Câu hỏi 3: Hiện nay tổ chức điều hành môn phái gọi là gì? Ai là người đứng đầu tổ chức này? Danh xưng là gì?
- Đáp án:
Hiện nay tổ chức có trách nhiệm điều hành môn phái có tên gọi là Hội đồng Chưởng quản, người đứng đầu Hội đồng là Võ sư Nguyễn văn Chiếu với danh xưng là Chánh Chưởng quản.
4. Câu hỏi 4: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ nhất của Việt võ đạo sinh?
- Đáp án:
Điều tâm niệm thứ nhất nói về hoài bão và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
5. Câu hỏi 5: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai của Việt võ đạo sinh?
- Đáp án:
Điều tâm niệm thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
6. Câu hỏi 6: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ ba của Việt võ đạo sinh?
- Đáp án:
Điều tâm niệm thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn phái. Muốn có đoàn kết thì Việt võ đạo sinh phải đồng tâm nhất trí; đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thực thương mến nhau.
7. Câu hỏi 7: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tư của Việt võ đạo sinh?
- Đáp án:
Điều tâm niệm thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
8. Câu hỏi 8: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ năm của Việt võ đạo sinh?
- Đáp án:
Điều tâm niệm thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt võ đạo sinh là luôn tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
II. THI LÊN CẤP LAM ĐAI III (Đai xanh đậm 3 vạch vàng) VÀ CẤP CHUẨN HOÀNG ĐAI
1. Câu hỏi 1: Ý nghĩa của phù hiệu môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
a. Về màu sắc: Phù hiệu Việt võ đạo có 4 (bốn) màu :
– Xanh: Chỉ âm tố, tượng trưng cho biển cả và hy vọng,
– Đỏ: Chỉ dương tố, tượng trưng cho lửa sống, sự đấu tranh hào hùng và kiên quyết.
– Vàng: Màu vinh quang hiển hách.
– Trắng: Màu của thanh khiết chân tịnh, cao cả và thâm viễn tuyệt vời.
b. Về hình nét:
– Phù hiệu: Nền vàng, nửa trên vuông, nửa dưới hình tròn ghép lại tượng trưng cho nguyên lý Cương Nhu phối triển của Việt võ đạo biểu thị cho sự toàn chân, toàn thiện.
– Vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch màu trắng ở giữa bao hàm ý nghĩa tương thôi, tương giao, tương sinh và thường dịch trong vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho Đạo thể với sứ vụ phối hợp điều hòa, khắc chế, bao dung. Bản đồ màu vàng là hình thể bản đồ Việt Nam, biểu thị nguồn gốc xuất phát của môn phái Vovinam – Việt võ đạo.
c. Kích thước kỳ hiệu:
- Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài.
- Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang.
2.Câu hỏi 2: Hiện nay Vovinam – Việt võ đạo có mấy màu đai? Ý nghĩa của các màu đai?
Việt Võ Ðạo có 4 màu đai: Xanh, Vàng, Ðỏ, Trắng
a/ XANH: Biểu thị màu hy vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu đặt chân vào ngành võ thuật và tinh thần võ đạo.
b/ VÀNG: Biểu thị màu đất, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt võ đạo.
c/ ÐỎ: Biểu thị màu lửa, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo bốc lên cao, tỏa sáng hướng đi củangười môn sinh Việt võ đạo.
d/ TRẮNG: Biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.
3. Câu hỏi 3: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ sáu của Việt võ đạo sinh?
Điều tâm niệm thứ sáu nói về ý hướng và đời sống tinh thần của Việt võ đạo sinh là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp…) rèn luyện tinh thần và trau dồi đạo hạnh.
4. Câu hỏi 4: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ bẩy của Việt võ đạo sinh?
Điều tâm niệm thứ bẩy nói về tâm nguyện sống của Việt võ đạo sinh. Đó là sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
5. Câu hỏi 5: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tám của Việt võ đạo sinh?
Điều tâm niệm thứ tám nói về ý chí của Việt võ đạo sinh. Việt võ đạo sinh phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, thích nghi với mọi thử thách gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến.
6. Câu hỏi 6: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín của Việt võ đạo sinh?
Điều tâm niệm thứ chín nói về suy cảm, nghị lực và tính thực tế của Việt võ đạo sinh là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.
7. Câu hỏi 7: Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ mười của Việt võ đạo sinh?
Điều tâm niệm thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của Việt võ đạo sinh. Đối với bản thân, Việt võ đạo sinh phải tự tín, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Đối với người phải khiêm cung độ lượng.

(còn tiếp)

HOÀNG ĐAI (THI LÊN HOÀNG ĐAI I) 


1. Truyền thống Việt Võ Học ra sao? Có mấy phẩm tính?
Nhờ địa thế, truyền thống võ học Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học Việt Nam gồm 3 phẩm tính sau:
a) Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.
b) Cương nhu phối triển.
c) Tổng hợp và hòa điệu các ý thức võ học.
1. What are the characteristics of traditional Vietnamese martial arts?                      
(VVN Canada dịch Việt - Anh)
Based on geographic features of Vietnam and a high degree of national identity, Vietnamese martial arts have three following basic characteristics:
1. Fitting with the body frame of the small but brave Vietnamese (with effective use of geographic advantages).
2. Hard and Soft Co-development.
3. Integration and adaptation of multiple arts and styles.

2. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hòa điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào?
Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hòa điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hóa.
2. What elements allowed Vietnamese martial arts to combine and adapt multi-disciplinary aspects of martial arts worldwide? What is the direction of this adaptation?
Due to its unique geography, Vietnam has been exposed and received many aspects of martial arts worldwide. This enables its people to combine and adapt them to fit their style and physical attributes to form styles that are uniquely Vietnamese.

3. Võ thuật có lợi ích gì?
Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật còn bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.
3. What are the benefits of martial arts?
Practicing martial arts helps develop a strong and fit body, sharpen one’s intellect, strengthen one’s moral character. Furthermore, martial-arts training is helping to protect human lives and helps enriching history.

4. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nữa không?
Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tĩnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.
4. In today society, are there any benefits to martial arts training?
With so much scientific and technological advances in today society, many people think that there is no use for martial arts training, while forgetting that with an advanced weapon system without steady hands and strong stable mind to control it, would that weapon be effective? And even though no matter how advance technology can be, it cannot transform a coward into a hero. Hence, in whatever era, martial arts training is always very useful.

5. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao? Về các tôn giáo ra sao?
Quan niệm của chúng ta về võ sĩ đạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :
– Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hòa niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.
– Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn giáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.
5. What is our perception of martial arts Way in today society?
Today, our perception about martial arts is much broader and can be summarized with the following major points:
Those who follow contemporary warrior code are first and foremost a person who live with realistic expectations and realistic ideals; they live closely among others, sharing the pains and joys of others within their society; they are people with grand ideas who possess a can-do attitude, who can plan and execute the smallest of details to achieve a long lasting career and social objectives.
With regards to religious faiths, today’s warriors think that religions benefit people tremendously in times of needs. Hence, we accept and respect the positive values of religions, however, we stay clear all forms of superstition. We accept and adapt all philosophies, all beliefs, all religious practices in order to balance our spiritual lives and our physical lives.

6. Ðối với bản thân, người môn sinh phải có mấy phương châm tự luyện? Giải thích đại cương về mỗi phương châm?
Với bản thân, người môn sinh có ba phương châm tự luyện, đó là:
Luyện thể – Luyện trí – Luyện khí
a/ Luyện thể: Là rèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp, vận động và trau dồi võ thuật.
b/ Luyện trí: Là mở mang trí tuệ thân thể bằng những phương pháp tự học, quan sát, nhận định, luôn tham gia các cuộc hội ý, hội thảo.
c/ Luyện khí: Là rèn luyện thần khí để làm chủ lấy chính mình, để lúc nào cũng thanh thản, sáng suốt ung dung, tự tại.
7. Tại sao người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời? Thế nào là tận tình, tận tâm, tận nghĩa?
Người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời sống là để cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu ta hơn, yêu người hơn và dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống.
a/ Tận tình: Là đối xử với tất cả tình cảm đôn hậu mà mình có với mọi người.
b/ Tận tâm: Là đối xử hết lòng, lúc nào cũng chí thành, chí tín và chí công trong hành động.
c/ Tận nghĩa: Là đối xử có nghĩa, thủy chung với mọi người trong tinh thần võ sĩ đạo.
8. Tại sao người môn sinh Vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người trong cuộc sống? Thế nào là thường khiêm, thường dung, thường liên?
Người môn sinh vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người là để cụ thể hóa lòng yêu thương của ta đối với mọi người, để dễ dàng thông cảm, xây dựng tình thân ái với mọi người.
a/ Thường khiêm: Là lúc nào cũng khiêm nhường, để được cảm tình của mọi người.
b/ Thường dung: Là lúc nào cũng tiếp nhận, bao dung người (kể cả kẻ thù) luôn luôn tự vấn lương tâm xem có rộng rãi, khoan dung, tha thứ người không.
c/ Thường liên: Là luôn luôn liên kết, hòa hợp với mọi người.
9. Muốn tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh Vovinam phải thực hiện những phương châm gì? Thế nào là lập thân, lập chí, lập nghiệp?
Ðể tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh Vovinam phải thực hiện ba nguyện vọng, đó là Lập thân, Lập chí và Lập nghiệp.
a/ Lập thân: Là gầy dựng cho mình một chỗ đứng trong xã hội, trên hai phương diện:
Tinh thần: Luôn luôn học hỏi, phản tỉnh, có thiện chí sửa đổi những lỗi lầm, u mê và bổ túc những tính tốt chân thành và tin tưởng.
Vật chất: Ðời sống no đủ để khỏi nhờ vả, ỷ lại, dựa dẫm vào người ngõ hầu giữ được tinh thần vô tư, độc lập.
b/ Lập chí: Nuôi dưỡng một hoài bão cao xa và tiến không ngừng.
c/ Lập nghiệp: Xây dựng cho mình một cơ nghiệp vững vàng.
10. Sự nghiệp và danh phận khác nhau như thế nào? Nếu được lựa chọn chúng ta có thích danh phận hay sự nghiệp?
Danh phận: Ðịa vị sẵn có, có thể thay đổi được, theo thời gian và môi trường sống (ai cũng có danh phận, không lớn thì nhỏ)
Sự nghiệp: Là cứu cánh trong cuộc sống, khung cảnh lớn lao, ích lợi chung cho mọi người, có tính cách lâu dài (công việc ích lợi chung thâu hoạch được kết quả). Như thế danh phận chỉ là nhịp cầu bước lên sự nghiệp, cho nên khi lựa chọn, chúng ta phải lấy sự nghiệp làm cứu cánh và đặt nó lên trên danh phận.
11. Quan niệm của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo về tu thân ra sao?
Ðáp: Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:
Hàm dưỡng ý chí
Mở mang kiến thức
Trau dồi đức hạnh
Rèn luyện tài năng
12. Phải tề gia như thế nào?
Ðáp: Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.
13. Gia đình là gì? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao?
– Ðáp: Gia là nhà, đình là sân. Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần: đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm hai vợ chồng và con cái (tiểu gia đình). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng. Nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.
– Tình cảm gia đình đối với người Ðông Phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội Tây Phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có thể tóm tắt trong bốn điểm thiết yếu:
Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình
Kính trên
Nhường dưới
Yêu mến người ngang hàng
14. Kính mến người trên có phải chỉ cần cư xử lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không?
Ðáp: Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sửa đổi những lổi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.
15. Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chữ hiếu chưa?
Ðáp: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn chữ hiếu, ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình (gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc).
16. Phải nhường dưới ra sao? Có phải chỉ cần chiều chuộng che chở và gánh chịu những lỗi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng?
Ðáp: Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, bao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hoá, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.
17. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay?
Ðáp: Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì:
Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.
Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.
Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư xử ở đời.
18. Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thân thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao?
Ðáp: Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình sư đệ thấm thiết, thầy trò phải:
– Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, có tinh thần phục vụ cao cả) – Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân. – Ðổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
19. Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao? Có mấy loại bạn? Hãy giải thích đại cương?
Ðáp: Môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm rằng: làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được. Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, sẻ buồn. Tuy nhiên, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.
Có nhiều loại bạn đại để như:
Bạn tâm giao: Cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ.
Bạn đồng chí: Cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích.
Bạn đồng đạo: Cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng môn: Cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.
– Bạn đồng nghiệp: Cùng làm một nghề như nhau
– Bạn đồng sự: Cùng làm một việc với nhau.
20. Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo? Phải cư xử với nhau ra sao?
Ðáp:  Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn; bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, chung một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí. Do đó, phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ, che chở và khuyến khích lẫn nhau.
21. Ðộng cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải thương yêu, bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau?
Ðáp: Ðó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ:
Ý thức quốc gia dân tộc.
Ý thức liên đới cộng đồng tinh thần và vật chất.
Tình yêu quê hương đất nước.
22. Tổ quốc là gì? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì?
Ðáp: Tổ: tổ tiên, quốc: đất nước, bao gồm quốc gia – lịch sử – dân tộc và di sản tinh thần lưu truyền từ thời lập quốc do tổ tiên để lại.
Danh từ Tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta:
Những tình cảm sâu đậm về nguồn gốc của nòi giống.
Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.
23. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải làm gì để nêu cao danh dự Tổ quốc?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.
24. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm ra sao về tình nhân loại?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải quan niệm rằng:
Tình nhân loại là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.
Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tinh thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hoá – chính trị – xã hội v.v.. giữa quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn thế nữa, người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải đấu tranh cho hòa bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chánh cho toàn thể Nhân loại.