YẾN PHI QUYỀN
Yến phi quyền là bài danh quyền của võ cổ truyền Việt Nam, tương truyền do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần đồng, Lão mai, Ngọc trản để các nghĩa binh Tây Sơn rèn luyện trong giai đoạn trước khi đưa quân ra Bắc Hà. Trái với người em của mình, do thể chất trời sinh mạnh mẽ to lớn và nội lực thâm hậu nên Nguyễn Huệ lại thiên về các môn võ công dương cương. Binh khí mà ông sử dụng cũng là đại đao.
Vậy nên bài Yến Phi Quyền này mặc dù là miêu tả động tác né tránh, bay nhảy nhẹ nhàng của chim én nhưng những đòn thế lại dứt khoát và quyết liệt giống với đặc điểm võ công của Nguyễn Huệ. Thủ pháp bài quyền khoáng đạt rộng mở với những chiêu thức sải rộng cánh. Đòn thế tấn công đối thủ thường bằng cạnh tay chém, mũi bàn tay đâm và các ngón tay móc hổ trảo. Cước pháp trong bài là các đòn đá bằng cạnh chân và móc vòng đánh gót.
Cũng như các bài võ cổ truyền khác, Yến Phi Quyền cũng có bài thiệu bằng thơ của riêng mình. Lời thiệu của bài được viết bằng thể thơ lục bát, gồm 9 câu:
Bước vào biến thế Yến Phi
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Hồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Hồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền
Nếu võ Tàu có Mai Hoa Quyền thì võ Việt cũng có bài Lão Mai; võ Việt có Yến Phi Quyền thì Karate của Nhật Bản cũng có Empi (Yến Phi) của Karate Shotokan-ryu thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Empi nói lên sự chiến đấu, phản xạ tránh, né lanh lẹ của loài chim én. Trong bài có nhiều động tác bắt tóm (cầm nã) đối phương rồi quăng ra xa hoặc nhoài người phóng theo tấn công như én lượn mùa xuân, có đủ các tầm đánh thượng (jodan), trung (chudan) và hạ đẳng (gedan) uy lực, dũng mãnh.
Sách, báo, phim ảnh trình chiếu về bài Empi rất nhiều, nhất là trong các giải thi đấu quốc tế, nhiều vận động viên biểu diễn và phân thế (bunkai) bài Empi rất xuất sắc. Tài liệu của các chuyên gia võ học Nhật Bản viết: “Enpi hay Empi (Yến phi - Én phi) là bài kata (quyền) của hệ phái Shotokan và cũng được các hệ phái Karate khác trên thế giới tập luyện. Empi có nghĩa là Én bay. Empi có nguồn gốc từ Okinawa của Tomari-te, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1683, được cho là có ảnh hưởng từ võ thuật Thiếu Lâm Trung quốc. Ban đầu có tên gọi là Wansu. Những năm 1920 về sau, khi đến đất liền Nhật Bản, Giáo sư Funakushi Gichin đổi tên là Empi với nỗ lực làm cho môn võ từ Okinawa trở thành môn võ mang tính truyền thống và đặc thù Nhật Bản để dễ truyền bá trong cộng đồng quốc gia. Các lý thuyết về bài kata này được chấp nhận phổ biến về sự sáng tạo và phát triển là Sappushi Wang Ji, một quan chức từ Xiuning truyền đạt khi đang phục vụ tại đảo Okinawa. Truyền thuyết kể rằng Wang Ji co thói quen ném và nhảy vào đối thủ của mình. Bởi vì các hình thức năng động của bài kata chiến đấu này giống như một con chim én bay. Những kỹ thuật chính trong bài Empi (Nhật):
- Tấn pháp (tachi-hô): Tấn nghiêm (heisoku-dachi), tấn chuẩn bị (hachiji-dachi), tấn trước (zenkutsu-dachi), tấn kỵ mã (kiba-dachi), hạc tấn (tsuruashi-dachi), tấn sau (kokutsu-dachi).
- Kỹ thuật tay (te-waza): Đấm móc (kagi-zuki), đấm trung đẳng (seiken chudan-zuki), đấm hạ đẳng (seiken gedan-zuki), đấm liên hoàn (ren-zuki), đấm nghịch (gyaku-zuki), vật - ném - quăng (nageru).
- Kỹ thuật đỡ (uke-waza): Đỡ quét hạ đẳng (gedan barai-uke), đỡ thượng đẳng từ ngoài vào trong bằng cạnh ngoài cánh tay (jodan haito-uke), đỡ trung đẳng bằng cạnh tay đứng (chudan tate shuto-uke), đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay (chudan shuto-uke), đỡ trung đẳng bằng ức bàn tay (chudan teisho-uke), đỡ ép hạ đẳng bằng ức bàn tay (gedan teisho osae-uke).
- Kỹ thuật chân (ashi-waza): Dùng chân giậm, đạp, chấn…(fumikomi).
Dù thời gian, không gian, hoàn cảnh xã hội khác nhau nhưng lại có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị với hoa mai và chim én ngày xuân.
HÙNG KÊ QUYỀN
Hùng Kê Quyền với các chiêu thức dũng mãnh chỉ được truyền cho môn đồ có trình độ nhất định
Hùng Kê Quyền của Nguyễn Lữ
Quân đội Tây Sơn thần dũng vô địch trên chiến trường cũng nhờ công huấn luyện của các chủ tướng. Các tướng lĩnh Tây Sơn toàn là cao thủ võ nghệ tuyệt luân. Trong đó nổi bật nhất chính là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Người ta biết nhiều về Nguyễn Huệ nhưng không hiểu rằng Nguyễn Lữ mới chính là đại tông sư về võ học trong cả ba anh em Tây Sơn. Vì võ học là một thứ Đạo dùng để tu thân, nên khi đạt Đạo thì người ta sẽ không màng danh lợi và tranh giành quyền lực. Nguyễn Lữ là người ít tiếng tăm và sống một cuộc sống kín đáo cho đến lúc mất.
Nhưng trình độ võ công của ông lại trội hơn rất nhiều so với 2 người anh. Nguyễn Lữ chính là người sáng tác ra bài quyền Hùng Kê nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Bài quyền này là một trong 10 bài quốc võ của Việt Nam hiện đại. Tương truyền rằng Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ.
Với tính cách đó ông có khiếu hơn về các môn võ lấy nhu chế cương. Nguyễn Lữ nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam và nhất là tính thực tiễn áp dụng trong chiến đấu.
Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp Tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Cuối cùng, khi giao đấu, con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ.
Với ngộ tính rất cao của mình, ông thấy được sức mạnh mà con gà nhỏ kia dùng có cùng nguyên tắc với dòng nước. Vì gà là thuần Kim thuộc Ngũ Hành nên đòn đánh của nó tương sinh ra một dòng nước với năng lượng rất mạnh mẽ. Nó có đặc tính gồm cả âm dương, khi thì miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng khi cần thì nhanh như sóng chồm dữ dội, có thể chọc phá bất cứ sự phòng thủ nào.
Ông đã sáng tạo ra bài Hùng Kê Quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu, yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa. Bài quyền này đã thể hiện 1 cách tận tường về phong cách võ công cũng như bản tính của Nguyễn Lữ.
Vì uy lực lớn của bài quyền này, hiện nay nó thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên. Đặc điểm của các bài quyền hay binh khí trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là lời thiệu luôn được viết bằng thơ cho dễ nhớ, dễ thuộc, thể hiện chất văn trong võ đạo. Hùng Kê Quyền cũng không phải là ngoại lệ, thiệu của bài là một bài thơ thể thất ngôn bát cú.
Nguyên văn:
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
Dịch nghĩa:
Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét