Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

VÕ KHÍ

KENDO (JAPAN)


Kendo Kendou (剣道 (劍道) (Kiếm đạo)/ けんどう .

Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo (cách thức - tu dưỡng bản thân); Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật (như kenjutsu Katori Shintō-ryū,...). 

Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để "rèn nhân cách qua đường kiếm" Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật (kiếm thuật) cũng có người chuộng phần thể thao.

Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation – FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ hơn 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau.









Dụng cụ tập luyện
Thanh kiếm tre shinai được dùng thay thế cho thanh kiếm Nhật Katana trong tập luyện và nó được làm từ bốn thanh tre ghép lại, giữ chặt với nhau bằng các miếng da. Ngày nay còn có thêm cây Shinai được làm từ vật liệu carbon được gia cố bằng các thanh nhựa tổng hợp.

Kendoka (những người tập kendo) cũng thường sử dụng những thanh kiếm gỗ cứng (木刀 -bokutō- ぼくとう) để tập luyện kata.

Bộ giáp bảo vệ được dùng để bảo vệ các bộ phận chính, là mục tiêu trên cơ thể là đầu, cổ tay và thân.

Đầu được bảo vệ bằng một loại mũ đặc biệt (面 - Men -めん) với lưới sắt để bảo vệ mặt, kết cấu bằng da và bìa cứng để bảo vệ đỉnh đầu, cổ và hai bên vai.

Cẳng tay, cổ tay và bàn tay được bảo vệ bằng loại găng tay dài, dày và có đệm (小手 - kote -こて).

Phần hông được bảo vệ bằng áo giáp (胴 - dō - どう), phần eo và phía trước háng được bảo vệ bằng (垂れ - tare - たれ).

Võ phục
Bộ võ phục mặc bên trong bōgu bao gồm một áo khoác (kendogi or keikogi) và hakama, một loại quần có dây buộc ở thắt lưng với 2 ống quần rất rộng. Cái khăn bằng cotton (手拭い - tenugui - てぬぐい) được quấn quanh đầu trước khi đội men dùng để thấm mồ hôi đồng thời làm cho "men" được đội chặt

Tập luyện
Tập luyện Kendo khá ồn ào khi so sánh với các môn võ hay các môn thể thao khác. Bởi các kendōka thường sử dụng tiếng thét, hoặc tiếng (気合い/ きあい kiai?), để biểu lộ tinh thần thi đấu và đe doạ đối phương. Đồng thời các kendōka cũng sử dụng các bước dậm chân (踏み込み足/ ふみこみあし fumikomi-ashi?) để tăng thêm sức mạnh của đòn đánh.

Cũng giống như các môn võ thuật khác của Nhật Bản, các kendoka tập luyện và thi đấu với chân không. Vì vậy Kendo được tập luyện lý tưởng nhất là ở trong các võ đường hoặc nhà thi đấu dōjō lớn với sàn gỗ sạch và có độ đàn hồi tốt cho động tác dậm chân fumikomi-ashi.

Theo như truyền thống của kiếm đạo Nhật Bản là nhất chiêu tất sát (chỉ cần một chiêu là giết được đối thủ), vì vậy các đòn đánh của kiếm đạo thường nhằm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể. Đó là chém vào đỉnh đầu, chém vào hông nơi giữa xương sườn và xương chậu, chém vào cổ tay và đâm vào cổ họng. Tập luyện kendo ngày nay các kendoka cũng tập trung vào các điểm đánh này (打突-部位/ だとつ-ぶい datotsu-bui?) và các điểm này đều có giáp bảo vệ. Những mục tiêu cụ thể là men, sayu-men hoặc yoko-men (bên trái hoặc bên phải phía trên đỉnh đầu), cổ tay kote bên phải vào bất cứ lúc nào hoặc cổ tay bên trái khi tay đang ở trên cao, và phần hông bên trái hoặc bên phải dō. Đòn đâm (突き/ つき tsuki?) chỉ được phép đâm vào cổ họng. Tuy nhiên với những cú đâm trượt vào cổ họng rất nguy hiểm, có thể gây chấn thương nghiêm trọng, vì vậy những đòn đâm này được giới hạn chỉ cho những người ở cấp độ 1 dan trở lên.



ARNIS (PHILLIPNES)



Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng nhiều loại võ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay); đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. Tên trong tiếng Việt hiện nay của Arnis là võ gậy.





Arnis, lần đầu tiên, trở thành bộ môn thi đấu chính thức trong SEA Games lần thứ 23 vào năm 2005.


ĐỨC NAM NHỊ KHÚC CÔN (VIỆT NAM)






LUẬN ÁN VOVINAM NHỊ KHÚC CÔN PHÁP
Tác giả: Nguyễn Văn Hóa (Năm 2010)
09/27/2010 01:51
Lời nói đầu

Kính thưa : Hội Đồng Võ Sư

Về Bình Khí trong Võ Học thì Nhị Khúc Côn là 1 một vũ khí rất lợi hại,đa dụng và độc đáo.Là 1 Binh Khí mang cả hai đặc tính Cương - Nhu nên khống chế được hầu hết các loại Binh Khí khác. Vì vậy Môn Đồ thiết nghĩ nên đưa Nhị Khúc Côn vào chương trình huấn luyện cho bậc Trung đẳng để các HLV tập luyện và mang theo trong mình với mục đích tự vệ phòng thân trên đường tác nghiệp.

Tuy nhiên với tính đối kháng cao do đó Môn Phái cần phải chế tác một loại Nhị Khúc Côn thực tập bằng một chất dẽo như : nhựa ,cao su... để thuận lợi trong việc tập luyện tránh bị thương tật và nhất thiết không phổ biến cho Môn Sinh Sơ đẳng.
Với chủ trương hiện nay của Môn Phái là 1 phát triển thành 3.Nên với 12 thế tấn công và 12 thế phản công trong luận án Nhị Khúc Côn này có thể ghép thành nhiều bài Song Luyện với Binh Khí khác ( Dao găm, Kiếm, Côn, Đao, Mả tấu,Búa, Thương, Súng,...)Kết hợp thêm Đòn Chân sở trường của Môn Phái và phát triển thêm một bước Bài tự vệ Nữ ( sử dụng Nhị Khúc Côn để tự vệ Nữ ).
Mặt khác tiếp sau Nhị Khúc Côn là vũ khí bán hợp pháp mang tính Cương - Nhu dành cho các HLV Trung đẳng. Môn đồ sẽ tiếp tục bảo vệ luận án Đầu Cân Pháp là 1 vũ khí hợp pháp mang tình toàn Nhu, nhưng rất lợi hại khắc chế được Nhị Khúc Côn dành cho các Võ Sư Cao Đẳng.
Luận án Nhị Khúc Côn là báo cáo nói lên sự trưởng thành của Môn Sinh trước Võ Sư chưởng Môn và các Võ Sư Cao Đẳng của Môn Phái VoVinam - Việt Võ Đạo để phần nào báo đáp công ơn của các Thầy đã truyền dạy Võ Thuật và hun đúc tinh thần Võ Đạo hơn 30 năm qua trong đại Gia Đình Việt Võ Đạo.
Cuối cùng với cả tấm lòng, tâm niệm và hoài bảo của một người Môn Sinh Việt Võ Đạo muốn được cống hiến và đóng góp một phần nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Môn Phái Vovinam - Việt Võ Đạo . Tuy nhiên với trình độ Võ Thuật còn hạn chế,tầm nhìn còn hạn hẹp và nhận thức chủ quan nên chắc chắn luận án Nhị Khúc Côn Pháp còn nhiều thiếu sót và sai lầm. Rất cần được sự góp ý chỉnh sửa của Hội Đồng Võ Sư.

Xin Chân Thành Cảm Ơn Quý Vị Võ Sư

VS. Nguyễn Văn Hóa 



Vovinam Việt Võ Đạo
Nhị Khúc Côn


I . KHÁI NIỆM

- Nhị Khúc Côn là 1 loại Vũ Khí gọn nhẹ,dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
- Nhị Khúc Côn là 1 loại Vũ Khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
- Nhị Khúc Côn là 1 loại Vũ Khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.

II . HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC

- Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ ( trung bình 32 cm ).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều ( 7 cạnh )
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ ( khoảng 3 cm).
- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe, …) hoặc bằng kim loại ( nhôm,sắc,inox…)
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.

III . CÔNG DỤNG

- Phòng Thủ :Đỡ,chặn,bắt,khóa,xiết,trói...Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm,Kiếm,Đao,Côn,Thương,Mã tấu,…)
- Tấn Công : Phóng,Đập ,Đánh,Bổ,Mỗ,Gõ,Tạt,Vớt,Quất,Đâm,Th� ��c,Quét…

IV . CÁCH SỬ DỤNG

- Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình. ( Trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu )
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp ( bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp …)
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phài liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.

V . TÍNH KHOA HỌC VÀ HIỆN ĐẠI

- Nhị Khúc Côn dựa trên các nguyên lý định luật và vật lý. Trong chuyển động học như : Lực,Phản lực,Lực ly tâm,Định luật quán tính,Sự cân bằng,Trọng tâm,Gia tốc,Chuyển động tròn,Chuyển động sin,Đòn bẩy…
- Nhị Khúc Côn là 1 loại vũ khí mới , mang tính cận đại , không có suất xứ đặc thù riêng của một quốc gia nào.
- Nó phù hợp với tất cả mọi người già trẻ Nam Nữ Âu Á …
- Nó được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 cùng với Tài Tử Lý Tiểu Long ( Người Trung Hoa nhưng sống và sử dụng Nhị Khúc Côn ở Mỹ)
- Nó được khá nhiều người mang theo trong người để phòng thân dù ít ai biết cách sử dụng và khai thác triệt để.
- Đến nay các Võ Sư và HLV của các Võ Phái đều tự luyên riêng cho mình những thế đánh đỡ Nhị Khúc Côn và truyền dạy cho Môn Sinh nhưng chưa có Võ Phái nào hình thành và hệ thống hóa các đòn thế thành một bài bản đầy đủ mang tính thuyết phục đại bộ phận quần chúng.

VI . TÍNH KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

- Nhị Khúc Côn này được hình thành từ những tinh hoa cùa kiếm Pháp,Côn Pháp và Mộc Bản Pháp.Kết hợp với các thế khóa gở của môn phái VOVINAM- VIỆT VÕ ĐẠO


VII . CÁCH LUYỆN TẬP CƠ BẢN

Động Tác 1 ( Quay Số 8 Xuống )

- Đứng Lập Tấn,Tay P cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ trên xuống nhiều lần và đổi qua tay T cũng quay tương tự.

Động Tác 2 ( Quay Số 8 Lên )

- Đứng Lập Tấn,Tay P cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ dưới lên nhiều lần rồi đổi qua tay T cũng quay tương tự.

Động Tác 3 ( Quay Tròn 2 Bên )

- Đứng lập tấn,Tay P cầm nhị khúc côn quay tròn bên T từ trên xuống nhiều vòng,rồi từ dưới lên nhiều vòng.
- Đổi tay T và làm tương tự Hoặc sử dụng cả 2 nhị khúc côn cho cả 2 tay.

Động Tác 4 ( Quay Tròn Trên Đầu )

- Đứng ngang chân bằng vai ( tự nhiên tấn ) .Tay P cầm nhị khúc côn quay tròn trên đầu theo chiều kim đồng hồ nhiều lần rồi quay ngược lại
- Đổi tay T tương tự

Động Tác 5 ( Bắt Côn Dưới Nách )

- Đứng trảo mã T ( chân phải trước ) . Tay P treo côn ngoài bắp tay P.Tay T nắm bắt đầu côn kia dưới nách P
- Phóng chân P tới trước,đồng thời tay P bỗ côn từ trên xuống (tay T buông)
- Rút chân P về như củ,đồng thời quật ngược côn trở về ( tay T bắt lại )
Thực hiện nhiều lần rồi chuyển qua tay T và cũng làm tương tự

Động Tác 6 ( Kẹp Côn Dưới Nách)
-
Đứng trảo mã T (chân phải trước).Tay P cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên P rồi phóng chân P tới trước đồng thời bổ côn xuống.
- Rút chân P về như củ,đồng thời theo chiều quay,tay P đưa đầu côn kia về nách P kẹp chặt lại
- Thực hiện hiều lần rồi đổi qua tay T cũng làm tương tự.

Động Tác 7 (Bắt Côn 2 Bên)

- Đứng trảo mã T (chân phải trước).Tay P cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên T rồi phóng chân P tới trước bổ côn xuống tư thế đinh tấn P
- Đinh tấn P,theo chiều quay,tay P đưa đầu côn kia cho tay T bắt ( tay T vươn dài ra phía sau ,Tay P trước ngực ,2 côn thẳng hàng)
- Thực hiện nhiều lần rồi đổi qua tay T cũng làm như vậy.

Động Tác 8 ( Bắt Côn Qua Vai Sau Lưng )

- Tự nhiên tấn.tay P cầm nhị khúc côn quay 1 vòng số 8 từ dưới lên.
- Theo chiều quay,tay P đưa đoạn côn kia qua vai P xuống lưng
- Ngữa lòng bàn tay T đón bắt sau lưng,bên hông T.
- Tương tự thực hiện bên tay T.Tay P đón bắt sau lưng ( 2 côn thẳng hàng , xéo từ vai này qua hông kia)
Thực hiện đổi tay qua lại nhiều lần

Động Tác 9 ( Chuyền Côn Sau Lưng )

- Giống động tác 8, nhưng không quay số 8.
- Chuyền côn liên tục từ P qua T,từ T qua P nhiều lần.

Động Tác 10 ( Chuyền Côn Qua Eo Sau Lưng )

- Tự nhiên tấn ( rộng bằng vai).Tay P cầm nhị khúc côn quay 1 vòng quanh bụng từ P qua T đồng thời 2 chân vặn chéo theo qua bên T thành xích tấn ( xà tự tấn ).Tay T đón bắt côn kia bên hông P.(Hai tay đan chéo trước bụng,2 bàn tay úp,dây xích sau thắt lưng)
- Tay T quay tiếp theo 1 vòng tròn nữa từ P qua T đồng thời 2 chân trở lại tấn tự nhiên,Tay P đón bắt đầu côn kia bên hông P ( hai tay ở 2 bên hông,2 bàn tay ngữa,dây xích sau thắt lưng)
- Tiếp tục thực hiện nhiều lần P qua T
- Sau đó thực hiện nhiều lần từ T qua P cũng tương tự như vậy.

Động Tác 11 ( Phóng Côn )

- Đứng trão mã P ( chân T trước ) Tay P cầm 2 đoản côn trong tay ( côn trong,côn ngoài).
- Ngón cái và ngón trỏ bấu vào côn ngoài
- 3 ngón còn lại bám chặt côn trong
- Phóng chân P tới trước và phóng côn ngoài vào mắt đối phương
Rút chân P về như ,đồng thời giựt ngược rút côn ngoài về cho ngón cái và ngón trỏ bắt giữ

VIII . CÁC THẾ ĐỨNG THỦ 
-
1 Chảo mả tấn P . Tay T thấp ở phía trước, Tay P cao ở phía sau ( côn thẵng,xiên chúi về phía trước,dây xích ngang tầm ngực).
- 2 Chảo mã tấn T ( tương tự ).
- 3 Xích tấn P ( xà tự tấn T ). Chân P chéo trước chân T Hai tay căng côn nằm ngang trên đầu.
- 4 Xích tần T ( tương tự ).
- 5 Tần tự nhiên ( rộng bằng vai ) .Hai tay 2 bên hông.Côn nằm vòng sau thắt lưng. Hai bàn tay úp.
- 6 tấn tự nhiên. Hai tay đan chéo trước bụng.Tay P bên hông T.Tay T bên hông P.Hai bàn tay úp.Côn nằm vòng sau lưng.
- 7 Chảo mã tấn T.Tay P cầm côn ngang . Tay T cầm côn đứng dưới nách P
- 8 Chảo mã tấn P ( tương tự ).
- 9 chảo mã tấn T.Tay P cầm đoản côn.Đoản côn kia kẹp ở nách P
- 10 Chảo mã tấn P ( tương tự ).
- 11 Tự nhiên tấn.Tay P cầm đoản côn. Treo đoản côn kia sau vai P
- 12 Tự nhiên tấn ( tương tự ).
- 13 Tự nhiên tấn.Hai tay 2 bên vai.Côn nằm ngang sau cổ.
- 14 Chảo mã P.Tay P nhập 2 đoản côn trong tay dựng đứng Tay T xòe dựng đứng ngang tầm càm.
15 Chảo mã T ( tương tự ).


IX . Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ THỦ

Thế Thủ 1 và 2 : từ thế đứng này,ta có thể chuyển bộ thành các thế đở,gạt,chặn,bắt,khóa,xiết,đâm,thọc ,quất,bổ…

Thế Thủ 3 và 4 ; từ thế thủ này,ta có thể tấn công đối phương bằng những chuyển động hình sin từ trên xuống dưới,Từ T qua P từ P qua T .với một lực ly tâm rất lớn

Thế Thủ 5 và 6 : từ thế thủ này,Ta có thể tấn công đối phương bằng những vòng tròn nằm ngang vào hông P hoặc T mà đối phương không đoán trước được hướng đi của côn.

Thế Thủ 7 và 8 : từ thế thủ này,ta có thể phóng tới mổ côn vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.

Thế Thủ 9 và 10 : từ thế thủ này,ta có thể quay tròn côn rồi phóng tới bổ vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.

Thế Thủ 11 và 12 : Thế thủ khinh địch , có tác dụng như 7 và 8

Thế Thủ 13: thế thủ khinh địch,có tác dụng như 3 và 4.

Thế Thủ 14 và 15 ; từ thế thủ này,ta có thể phóng côn vào mặt hoặc mắt đối phương rồi thu côn về thật nhanh gọn.

Còn một thế thủ khá đẹp mắt nhưng không hiệu quả (đó là thế thủ hình chữ T.tay P dựng đứng,tay T dưới cùi chỏ P.
Thật ra đó là động tác cuối của một thế xiết cổ trong bài nhị khúc côn hay còn gọi là lưỡng tiết côn.

X .CÁC CÁCH PHÒNG THỦ

1 Đở ngang trên đầu ( Đối phương tấn công từ trên xuống )
2 Chận ngang trước đầu gối ( Đối phương tấn công từ dưới lên )
3 Đở nghiêng một bên ( Đối phương tấn công xéo từ trên xuống )
4 Đè nghiêng một bên (Đối phương tấn công xéo từ dưới lên )
5 Chận đứng một bên ( Đối phương tấn công vòng ngang vào )
6 Đẩy qua một bên ( Đối phương đâm thẳng vào )
7 Gạt xuôi theo chân ( Đối phương tấn công dưới chân )

XI . CÁC CÁCH TẤN CÔNG

1 Bổ thẳng từ trên xuống
2 Móc ngược từ dưới lên
3 Đánh xéo từ trên xuống
4 Quất xéo từ dưới lên
5 Quất ngang từ ngoài vào
6 Thọc thẳng về phía trước
7 Quét vòng dưới chân

XII . CÁC CÁCH KHÓA XIẾT TRÓI

1 Vòng dây xích khóa tay
2 Vòng dây xích khóa chân
3 Vòng dây xích xiết cổ trước
4 Vòng dây xích xiết cổ sau
5 Vòng dây xích trói binh khi đói phương
6 Dùng côn khóa tay dắt

12 THẾ TẤN CÔNG

Thế Số 1 : Quay tròn bên P,Phóng chân P tới bổ côn xuống.thu về nách P
Thế Số 2:Quay số 8 thuận,lên đinh tấn P đánh xéo xuống.Tay T đón bắt côn
Thế Số 3 :Quay tròn trên đầu,quất ngang vào.Hai tay chéo trước ngực bắt côn
Thế Số 4 :Quay tròn trên đầu,quét vào chân.Hai tay chéo trước bụng bắt côn
Thế Số 5 :Treo côn sau vai P,lên đinh T bổ côn xuống lót chân T sau chân P hất ngược về vai P, tay T bắt,lên đinh tấn phải thọc đốc côn vào bùng
Thế Thủ Số 6 : Thủ côn chéo sau lưng,lên đinh P đánh chéo xuống 2 lần .bắt côn sau thắ lưng
Thế Thủ Số 7 :Thủ côn ngang sau cổ.lên đinh P quất ngang vào đầu vòng xuống quất ngang vào hông.bắt côn sau thắt lưng.
Thế Thủ Số 8 :Thủ côn nghiêng chúi xuống.Lên tam giác tấn T quét vào chân,vòng quét ngược lại.Bắt côn sau thắt lưng.
Thế Thủ Số 9 :Thủ côn kẹp nách.phóng chân P tới bổ xuống,chân T phóng theo lòn sau chân P,tay T bắt côn dưới nách P,thọc cán côn dưới bụng lên đinh P,thọc cán côn vào mặt.
Thế Thủ Số 10 :Thủ côn nghiêng chúi xuống,lên chảo T quất xéo lên,lên chảo P quất xéo lên,lên đinh P quất ngang vào.Tay T đón bắt côn.
Thế Thủ Số 11 :Thủ côn chéo sau lưng,Lên đinh P đánh xéo xuống 2 lần,lòn chân T sau chân P.Tay T bắt côn dưới nách,lên đinh phải đâm thẳng.
Thế Thủ Số 12 :Thủ côn ngang trên đầu,lên đinh P quất ngang vào đầu ,chuyển tam giác tấn quét ngang chân,lên đinh P móc ngược từ dưới lên.bắt côn dưới nách P


12 THẾ PHẢN CÔNG

Thế Số 1 :Đối phương bổ từ trên xuống.Đinh tấn P.
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân T.đứng lên đở côn nằm ngang trên đầu.
- Chân P đá thẳng vào nách,bỏ chân P xuống đinh tấn.
- Tay P quay vòng bên P,bổ xuống tay T.bắt côn dưới nách P

Thế Số 2 :Đối phương chém xéo từ trên xuống đinh tấn P
- Thủ chảo mã P.côn nghiêng chúi về phía trước
- Xoay qua T,xích tấn,đở côn nghiêng bên T.
- Đạp chân P vào bụng,bỏ chân P cuống đinh tấn.
- Tay P bổ côn xuống đầu.tay T bắt đón côn.

Thế Số 3 : Đối phương chém ngang vào cổ T
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn P đở nghiêng côn bên trái
- Chuyển bộ đinh tấn T,xiết tay đối phương.
- Chuyển bộ đinh tấn P,vòng tay P xiết cổ đối phương.

Thế Số 4 : Đối phương chém vào chân T,Đinh tấn P
- thủ chảo mã P côn nghiêng chúi về phía trước
- Nhảy lùi độc được P.Tay T quét bọc theo đùi T
- Bỏ chân T xuống đinh tấn,tay T quất xéo lên vào mặt đối phương
Theo đà tay T vòng côn xéo ra sau lưng.Tay P đón bắt

Thế Số 5 : Đối phương đinh T bổ xuống.lên đinh P đâm vào bụng.
- Thủ Chảo mã P, côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân T,chồm lên đở côn ngang bên đầu
- Bước chân P lên xoay ngang trung bình tấn,đở côn đứng trước mặt.
- Bước chéo chân T lên sau chân P,xích tấn.thọc côn phải vào mặt.
- Xoay lại đinh tấn T đâm côn trái vào gáy đối phương

Thế Số 6 : Đối phương đinh P chém xéo xuống cổ T,chém xéo xuống cổ P
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước.
- Xoay qua T,xích tấn,đở côn nghiêng bên T.
- Xoay lại,đinh T,đở côn nghiêng bên P.
- Bước chân phải lên,vòng tay T xiết cổ đối phương,xuống trung bình tấn.

Thế Số 7 Đối phương Đinh P chém ngang vào cổ T,chém ngang vào hông P
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn P,đở côn nghiêng bên T
- Xoay qua P,rút chân P về chảo mã T,đở côn nghiêng bên P
- Xiết tay đối phương,chuyển lên đinh T,xiết cổ đối phương

Thế Số 8 : đối phương đinh P chém chân T chém chân P
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước
- Nhảy lùi độc cước P,tay T quét bọc theo đùi T,tay P bắt côn.
- Nhảy lùi độc cước T,tay P quét bọc theo đùi P
- Theo đà quay bước xuống đinh tấn P,quất ngang vào đầu đối phương
Theo đà côn,vặn hông xích tấn,tay P qua hông T đưa côn vòng sau lưng tay T đón bắt côn bên hông P

Thế Số 9: Đối phương đinh T bổ xuống,Đâm.lên đinh P đâm vào bụng.
- Thủ chảo mã P côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân T.chồm lên đở côn ngang trên đầu
- Bước P lên xoay ngang trung bình tấn.đở côn đứng trước mặt
- Lui P về xoay ngang trung bình tấn.Đở côn đứng trước mặt.
- Chuyển bộ đinh P xiết tay.Chuyển bộ tay T khóa tay vắt số 3.

Thế Số 10: đối phương lên chảo mã T P,chém xéo từ dưới lên 2 lần,chém ngang đinh P
- Thủ chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước
- Lui chảo mã T P,tay P quay số 8 nằm ngang từ dưới lên
- Chân T bước ngang tả mã bộ,tay P quét vào cổ chân đối phương
- Lên đinh tấn P,tay P bổ xuống rồi thu về nách P

Thế Số 11: Đối phương đinh P chém xéo xuống 2 lần,đâm vào bụng
- Thủ Chảo mã P,côn nghiêng chúi về phía trước
- Xoay qua T,xích tấn,đở nghiêng bên trái
- Xoay qua P,chảo mã T đở nghiêng bên P
- Bước P lên,xoay ngang trung bình tấn.Đở côn đứng.Khóa ttay vắt số 6

Thế Số 12: Đối Phương lên đinh P,chém đầu,chém chân,lên đinh T chém xéo lên.
- Lùi chân T ngồi hụp xuống,côn thủ nghiêng trên đầu
- Nhảy sang P,thọc dài chân P ra sau,đinh tấn T.Quất côn xuống (côn cuốn tròn trói chặt binh khí của đối phương)
Đá thẳng chân P vào cổ tay của đối phương,đồng thời quay tay P quất ngược đầu binh khí quay ngược vào bụng đối phương.(chân P chuyển hửu mả bộ về phía đối phương)
Bài Nhị Khúc Côn Pháp này kết nối với các Động Tác căn bản,Các cách thủ thế,12 thế tấn công,12 thế phản công xen kẻ với các cách khóa,xiết và trói theo thứ tự từ số 1 à số 12 trên đồ hình chữ thập và di chuyển tuần hoàn theo hướng Tiền - Hậu - Tả - Hửu
Nếu người học luyện tập theo đúng từng phần từ động tác căn bản đến 12 thế phản công thì dễ dàng nắm bắt được bài.
Ngược lại;nếu nôn nóng học ngay bài thì không đạt được kết quả và cảm thấy khó nhớ.
Phần di chuyển của chân chỉ có bán kính 2 bước,nhưng không gian hoạt động của nhị khúc côn có bán kính đến 2 m và có chiều cao trên 3 m
Mỗi hướng sẽ trình bày một thế.Mỗi thế bắt đầu từ thế thủ,tấn công,thủ thế,phản công.Dứt mỗi thế sẽ có động tác chuyền côn để đổi hướng cho thế tiêp theo.
Các thế khóa,xiết,trói,được diễn ý nên người học diễn đạt động tác giống như các đòn khóa gở.
Cần tập chuyền tay côn nhiều,trước khi vào bài.
Tổng cộng bài có 100 động tác Tỉnh và Động

Nhị Khúc Côn


Nghiệm lễ,bái tổ thu quyền ( Nhị khúc dắt bên hông T )

1. Lui chân P chảo mã,Tay P rút Nhị Khúc Côn kéo cao lên trước trán,tay T vòng chém đứng ra phía trước( mặt tiền).
2. Chân P bước lên đồng thời tay P phóng côn về phía trước,sau đó chuyển trọng tâm về chảo mã T.Tay P quay côn tròn bên P ngược chiều kim đồng hồ
3. Phóng chân P tới trước,bổ côn từ trên xuống.Rút chân P về chảo T.Theo đà đưa côn về kẹp cứng ở nách P.
4. Phóng chân P tới trước,bổ côn từ trên xuống.Rút chân P về chảo T.Hất ngược côn ra sau,tay T đón bắt côn dưới nách P.
5. Chuyền đổi tay qua lại nhiều lần rồi về thế thủ căn bản.
6. Phản thế số 1 ( có thể quay vài vòng trước khi bổ xuống)
7. Xoay lại ( mặt sau ) Bước chân P lên chảo mã T,quay số 8 xuống vài vòng
8. Phóng chân P tới,Đinh tấn P.Đánh xéo từ trên xống 3 lần chuyển bộ về đinh T.Tay T đón bắt côn.
9. Kéo chân P,thủ chảo mã T,lui chân P ra sau,thủ chảo mã P(cơ bản)
10. Phản Thế Số 2 ( có thể quay côn bên phải vài lần trước khi tay T đón bắt)
11. Chuyền côn sau thắt lưng,chảo T chuyền côn xéo sau lưng ( mặt hửu ) xoay lại chảo P chuyền côn xéo sau lưng ( mặt tả )
12. Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều kim đồng hồ
13. Quất ngang vào ( lên chân P ). Hai chân xoắn lại xích tấn.Hai tay đan chéo trước ngực,côn vòng ra sau lưng.tay T đón bắt
14. Chuyền côn sau thắt lưng,chảo T chuyền côn dưới nách P,Lui chảo P chuyền côn dưới nách T.Thủ cơ bản.v
15. Phản thế số 3 (Động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên P )
16. xoay lại ( mặt hữu ) đổi tay thủ chữ T bên T .thủ cơ bản
17. Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều KĐH
18. Bước dài chân P tới trước,đinh tấn P thấp.Quét tròn dưới chân.Hai chân xoắn lại,xích tấn thấp.Hai tay chéo trước bụng.Tay T đón bắt.
19. Chuyền côn sau thắt lưng,chuyền côn xéo sau lưng,chuyền côn nách P lui chân P thủ cơ bản.
20. Phản Thế Số 4 ( động tác đánh xéo lên có thể quay số 8 lên vài vòng )
21. Chuyền côn nách P,quay ra trước ( mặt tiền )
22. Lên chân P,bổ côn xuống,Lót chân T theo sau chân P,hất ngược côn về vai P,Tay T bắt dưới nách.
23. Lên đinh tấn P.thọc côn P vào bụng.
24. Rút P về chảo mã T quay số 8 lên vài vòng rồi bắt côn xéo sau lưng chuyền nách T,chuyền nách P.Lui chân P về thủ cơ bản.
25. Phản thế số 5
26. Quay lại ( mặt hậu ) chảo mã T,phóng côn kẹp nách Lui chân P,chảo mã P,hất ngược côn xéo sau lưng,tay T bắt.
27. Lên đinh tấn P đánh xéo xuống 2 lần ( có thể quay số 8 xuống )
28. Vòng côn sau thắt lưng,Tay T đón bắt
29. Chuyền nách T,Chuyền nách P.Thủ cơ bản
30. Phản thế số 6 ( Động tác xiết cổ dừng lại ở trung bình tấn,giăng côn ngang trước ngực ).
31. Bước chân phải qua ( mặt hửu )Chảo mã T,đan chéo côn chận trước gối P
32. Lên đinh tấn P,Đở côn ngang trên đầu.Quay lại ( mặt tả ) Hai tay thu côn ngang sau cổ.Chảo mã P.
33. Lên đinh P quất côn vòng ngang đầu,chuyển bộ quất vòng ngược lại vào hông.Theo đà vòng ra sau thắt lưng,tay T đón bắt.
34. Chuyền nách T,chuyền nách P,Thủ cơ bản
35. Phản Thế số 7 ( động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên T )
36. Xoay lại ( mặt hửu ).Đổi tay thủ chữ T bên P.Thủ cơ bản
37. Lên tam giác tấn T,quét vào chân
38. Lên tam giác tấn P,quét vào chân ngược lại.Vòng bắt côn sau thắt lưng
39. Chuyền xéo sau lưng,chuyền xéo sau lưng,chuyền nách T.Thủ cơ bản
40. Phản Thế Số 8
41. Chuyền côn sau thắt lưng,chuyền côn nách P,kẹp côn nách P ( mặt tiền )
42. Phóng chân P tới,bổ côn xuống,lòn chân T theo sau chân P.Bắt côn dưới nách P,thọc côn dưới bụng
43. Lên đinh P,thọc côn xéo lên cao
44. Rút P về chảo T,lẹp côn nách P,Bắt côn nách P.Thủ cơ bản
45. Phản Thế Số 9 ( động tác khóa tay vắt số 3 dừng lại ở đinh tấn P.Hai tay đan chéo trước bụng,côn giăng ngang ).
46. Bước chân T chéo sau chân P,lật 2 tay lại,thọc côn P.
47. Xoay lại ( mặt hậu ).Thủ treo côn sau vai P.Chảo mã P

48. Bước chân lân chảo mã T P,quất xéo lên 2 lần ( có thể quay số 8 lên ) Lên P đinh tấn,vòng côn qua đầu phạt ngang vào.Tay T đón bắt.
49. Lui chân P,chảo P,Thủ cơ bản
50. Phản thế số 10
51. Chuyền côn về nách P lùi chân P,chuyền côn về nách T.Xoay qua(mặt tả) chuyền côn xéo sau lưng
52. Lên đinh tấn P,đánh xéo xuống 2 lần ( quay số số 8 xuống ) Lên chân T sau chân P,hất ngược côn bắt dưới nách
53. Lên đinh tấn P.Thọc côn vào bụng
54. Lui chân Phải về sau.Thủ cơ bản
55. Phản Thế Số 11 ( khóa tay vắt số 6 dừng lại trung bình tấn,côn T thẳng đứng trước ngực,Côn P vuông góc với côn T )
56. Rút chân P về chảo mã T.Vòng tay thủ chữ T bên P ( Mặt tả )
57. Xoay chéo chân ( Mặt hửu ) Căng côn ngang trên đầu ( quay tròn )
58. Lên đinh P,quất vòng ngang vào cổ,Chuyển tam giác tấn P,quét ngang cổ chân.Chuyển đinh tấn P,móc ngược từ dưới lên.Bắt dưới nách
59. Lui chân P về thủ cơ bản
60. Phản thế số 12 ( động tác trói binh khí là đập côn xuống đất )
Động tác quật ngược phóng binh khí là quay cổ tay rồi quất ngang về phía đối phương.Quay lại ( mặt tả ) quỵ tấn P đập côn xuống đất.Đứng lên,giật ngược thu 2 côn về một tay.giắt trở lại vào hông T
Quay về ( mặt tiền ) Bái tổ .Nghiêm lễ.

VS. Nguyễn Văn Hoá (Theo Thư Viện Vovinam)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét